Địa chỉ phòng khám

Bệnh Học Miệng

[Kiến%20Thức%20Nha%20Khoa][bleft]

Nha khoa Tổng Quát

[Sâu%20Răng][bsummary]

Sâu Răng

[Sâu%20Răng][twocolumns]

Điều trị bệnh Nghiến răng

Căng thẳng có thể xuất phát từ tâm trí nhưng ảnh hưởng của nó nhanh chóng di chuyển xuống hàm. Vì chúng ta thường giữ sự căng thẳng ở hàm và cổ, lo âu thường xuyên có thể khiến chúng ta nghiến răng khi ngủ. Các nha sĩ gọi tình trạng này thói quen nghiến răng lúc ngủ và nó có thể xảy ra từ mức độ nhẹ tới nghiêm trọng. Tình trạng này khá phổ biến.
Vậy làm thế nào để biết bạn nghiến răng khi ngủ? Nếu khi thức giấc bạn thấy đau đầu âm ỉ hay căng hàm, nguyên nhân có thể là do bạn nghiến răng.
   Nghiến răng là một trong số nhiều những triệu chứng của bệnh rối loạn trương lực cơ. Rối loạn trương lực cơ  là hội chứng co thắt liên tục và kéo dài, gây ra các cử động xoắn vặn vô thức hoặc lặp đi lặp lại và các dáng điệu bất thường, có thể thấy ở cổ, mí mắt, mặt, môi miệng. Đây là một bệnh rối loạn vận động phổ biến xếp thư 3 sau bệnh Parkinson và bệnh run vô căn .
   Nghiến răng liên tục có thể gây hại cho men răng, làm răng nhạy cảm hơn.
   Nguyên nhân phổ biến nhất là căng thẳng, nhưng nghiến răng cũng có thể do hàm lệch hoặc tác dụng phụ của thuốc.

Nghiến răng ban đêm cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng hơn rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ) - một tình trạng viêm đau mạn tính của khớp hàm và các cơ xung quanh. Mặc dù vậy, TMJ không nhất thiết là nguyên nhân gây nghiến răng. Những người bị TMJ mạn tính dễ bị nghiến răng hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không biết TMJ gây ra nghiến răng hay ngược lại.
Vậy làm sao để tránh tác động gây đau? Ngoài việc giảm căng thẳng, cần tránh sử dụng caffeine và rượu vì chúng có thể khiến căng hàm hơn.

Bạn có thể cần đi khám nha sĩ để tìm máng bảo vệ hàm phù hợp giúp hàm thư giãn và tránh nghiến răng ban đêm.

Bạn nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa Nụ Cười Xinh để được khám và tư vấn miễn phí. Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án tối ưu và chi phí hợp lý.